Cuốn này tên gốc là Lan Lăng Vương Phi, đã được chuyển thể thành bộ phim mà Bành Quán Anh, Trương Hàm Vận và Trần Dịch đóng chính, phát năm 2016.
Ở đây mình review nguyên tác. Review phim mình viết riêng ở bài này nhé
Thông tin cơ bản
Truyện gốc: Lan Lăng Vương (Lan Lăng Vương Phi)
Tác giả: Dương Thiên Tử
Thể loại: Xuyên không
Độ dài: 2 tập
Khác: Lịch sử, Cung đình, giang hồ, nam chính hoàng đế, ngược (ngược tâm)
Bộ này được 3.0 xếp thứ 38 trong list truyện ngôn tình mình nhé. Bạn có thể xem list đầy đủ ở đây
Review Lan Lăng Vương
Không phải là quá xuất sắc, nhưng nhìn chung bộ này viết ổn. Tình tiết và tuyến tình cảm không có gì mới, nhưng giọng văn khá dễ chịu, mạch truyện diễn biến hợp lí, đoạn cuối cảm động.
Giờ chàng đang làm gì? Ăn cơm chưa? Có nhớ tới thiếp không? Hoàng cung không giống Tiểu Xuân Thành, có lẽ giờ trời đã lạnh. Chàng có khoác thêm áo, xỏ thêm hài?
Thiếp… rất muốn quay về bên chàng…
Nhưng… cuộc đời khôn tưởng, lòng gửi biên cương, thân cỗi bến sầu.
Lòng thương khó tỏ.
Cá nhân mình thấy cuốn này dễ đọc và cũng dễ quên. Xuyên không giờ bão hòa rồi, mình không biết bộ này được viết ở đời đầu hay đời giữa… đại khái là nó không hẳn là YY, nhưng cũng chưa tới được cái tầm của Bộ bộ. Giọng văn và mạch truyện rất ổn, nhưng đề tài và những tình tiết chính lại kéo cái tầm của bộ này xuống. Ngay từ nguyên nhân nữ chính Đoạn Mộc Liên xuyên không, rồi thì bí mật Thanh Loan Kính Trấn Hồn Châu Ly Thương Kiếm thống nhất thiên hạ, rồi Thiên La Địa Cung… nó khá là nhàm (và nhảm nữa). Nếu đây là một bộ YY, hoặc một bộ giang hồ hẳn, thì những tình tiết ấy là phù hợp và có vai trò nhất định trong lối phát triển của truyện. Nhưng giọng văn và mạch truyện bộ này thiên về cổ đại hơn là giang hồ, và cũng nên là cổ đại thì hơn.
Nếu lược bỏ những tình tiết mang yếu tố giang hồ mình vừa kể trên, thay vào đó làm cho bộ này thành thuần cổ đại, đồng thời phát triển truyện sâu hơn, thì mình sẽ chấm cho bộ này lên một tầm mới (tầm 4.0 – 4.5). Chẳng hạn như Hoàng đế Vũ Văn Dục (Bắc Chu Minh đế) hoàn toàn có tiềm năng đào sâu thêm nữa, khắc họa nhiều góc cạnh hơn là sớm die young như vậy. Ngay cả Vũ Văn Dung – nhân vật được khắc họa tốt nhất bộ này, mình cũng nghĩ là chưa được khai thác hết. Lan Lăng Vương thì mình không có ý kiến.
Mình nghĩ là bộ này, Vân Trung Ca và Thiếu nữ toàn phong có một điểm giống nhau: có lẽ lúc ban đầu tác giả chủ đích sẵn nam chính là một người khác (Lan Lăng Vương, Lưu Phất Lăng, Sơ Nguyên), dần dà trong quá trình viết bị thu hút bởi nam 2, phát hiện nhân vật này có chiều sâu hơn, có nhiều thứ để khắc họa hơn, vì thế vô tình hay cố ý nam 2 trở thành nam chính và nam chính ban đầu bị một màu và lu mờ đi. Thật ra cũng hợp lí thôi, tác giả chỉ là người mở đầu, người cho nhân vật hình hài dáng vóc, và khởi đầu câu chuyện. Kể từ đó về sau, tự câu chuyện diễn ra theo mạch sống của nó, tác giả không thể gò ép nam chính phải làm thế này, nữ chính phải làm thế kia…
Thế nhưng vẫn để tựa là Lan Lăng Vương Phi thì cũng hơi kì, vì nam chính bộ này là Vũ Văn Dung, mà người nữ chính có tình cảm sâu sắc nhất rõ ràng cũng chẳng phải Lan Lăng Vương. Đến cuối tập 1 là vai trò của Lan Lăng Vương coi như hết rồi mà. Thậm chí kết thúc truyện Lan Lăng Vương hỏi nữ chính “Nàng có đồng ý theo ta, làm Lan Lăng hoàng phi không?” nữ chính cũng từ chối nốt @@ đã thế thì đặt hẳn cái tựa chả quan liên đi, kiểu Phỉ là Tịch mịch không đình, kiểu Điện Tuyến là Bạc hà đồ mi, kiểu Đồng Hoa là Vân trung ca bla bla ấy…
Truyện tương tự
Đế nghiệp như họa
Xem thêm